XÃ CÁT TÂN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ XÃ (29/9/1989-29/09/2019)
Sáng ngày 28/9/2019, Ban chấp hành Đảng bộ xã Cát Tân đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Cát Tân. Về dự có đồng chí : Nguyễn Văn Phương, UV Ban thường vụ Huyện ủy, phó chủ tịch UBND Huyện, tới dự với buổi tọa đàm còn có các đ/c Nguyên lãnh đạo Huyện qua các thời kỳ gồm Đ/c: Lô Thị Luân, Nguyên UV BTV Tỉnh ủy, nguyên trưởng ban dân vận Tỉnh ủy; Đ/C Dương Văn Mận, Nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Đ/C Lê Hải Thới, Nguyên UV BTV Huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện, các đ/c Trong Ban Thường Vụ Huyện ủy, Lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội Huyện, lãnh đạo các Ban của huyện ủy, phòng, ban chuyên môn UBND Huyện, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, Thị trấn trong Huyện. Về các xã bạn: Có xã Quảng Chính huyện Quảng Xương, Xã Xuân Thắng huyện Thường Xuân. Về lãnh đạo địa phương: có Đ/c Nguyễn Kim Sơn, HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ Tịch HĐND;Đ/c Nguyễn Văn Chiến, PBT đảng ủy chủ tịch UBND xã, các đ/c trong BCH Đảng bộ, các đ/c trong Thường trực HĐND, UBND xã; các đ/c Nguyên là Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, ủy viên Thường vụ trực Đảng; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, qua các nhiệm kỳ, các đ/c cán bộ, công chức xã, các đ/c nguyên là Hiệu trưởng, Trưởng trạm y tế từng công tác trong xã qua các thời kỳ, các đồng chí đảng viên 50, 60 năm tuổi Đảng; các đ/c chủ tịch MTTQ, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội, bí thư các chi bộ, trưởng thôn, hiệu trưởng các nhà trường, trưởng trạm y tế và cán bộ, công chức xã.
(Đ/c: Cao Tiến Lê -Phó bí thư thường trực Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu)
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến năm 1964 xã Cát Vân có tên gọi là khu Bát Vân thuộc xã Yên Cát. ngày 04/9/1964 theo quyết định số 232/QĐ-NV xã Yên Cát được chia tách thành 3 xã gồm xã Yên Lễ, xã Cát Vân, Xã Hóa Quỳ, xã Cát Vân được hình thành có 8 thôn gồm : Thôn Yên phúc, thôn bừa phang , thôn Yên Vân, thôn Thọ Vân, thôn Thái hòa, thôn Thắng lợi, thôn Cát Xuân và thôn Cát Thịnh.
Năm 1963 có 53 hộ thuộc xã quảng chính, huyện quảng Xương lên khai hoang tại Đồng Phống, Như Xuân đến năm 1972 các hộ này chuyển xuống ở tại khu luống bang nay gọi là thôn Thanh Vân. năm 1979 ó 70 hộ từ xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa lên khai hoang tại khu lèn Hung nay thuộc thôn Phụ Vân.
Từ khi thành lập Đảng bộ và nhân dân xã Cát Vân luôn phát huy tinh thần yêu nước luôn gắn bó, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
Ngày 14/9/1989 thực hiện quyết định số:124-HĐBT về việc chia tách một số xã, thị trấn của tỉnh thanh hóa xã Cát Vân được chia tách thành 2 xã là Cát Vân và xã Cát Tân. Xã Cát Tân được chia tách và thành lập mới với diện tích tự nhiên là 1667ha với 2122 nhân khẩu, xã có 5 thôn gồm thôn Cát Lợi, Cát Xuân, Thanh Vân, Phụ Vân, Cát Thịnh.
(Đ/C: Nguyễn Kim Sơn-HUV-BTĐU-CTHĐND xã trình bày diễn văn kỷ niệm)
Ngày 28/3/1991, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất được tổ chức tại thôn Cát Xuân; Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 07 đ/c; đ/c Đỗ Ngọc Cương được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đ/c Lê Ngọc Giáp được bầu làm Phó bí thư Trực Đảng; đ/c Vi Ngọc Khoa là ủy viên Thường vụ, Chủ tịch UBND xã; đến ngày 26/9/1991 đ/c Lê Ngọc Giáp được điều chuyển sang làm phó chủ tịch UBND xã, đ/c Lục Quốc Tiến bầu làm Phó bí thư trực Đảng.
Nhiệm kỳ 1993 - 1995 Đại hội Đảng bộ lần thứ hai đã bầu Ban chấp hành gồm 07 đồng chí. Đ/c Vi Ngọc Khoa được bầu làm Bí thư Đảng ủy; Đ/c Đỗ Ngọc Cương được bầu làm phó bí thư trực Đảng; đ/c Lê Ngọc Giáp ủy viên Thường vụ Chủ tịch UBND xã.
Nhiệm kỳ 1996 - 2000 Đại hội Đảng bộ lần thứ ba đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 09 đ/c. Đ/c Vi Ngọc Khoa tiếp tục được bầu làm Bí Thư Đảng ủy; đ/c Lê Ngọc Giáp là PBT chủ tịch UBND xã; đ/c Nguyễn Huy Chiến được bầu ủy viên Thường vụ Trực Đảng; ngày 01/9/1999 đ/c Lê Ngọc Giao được bầu vào Ban Thường vụ giữ chức vụ trực Đảng thay đ/c Nguyễn Huy chiến .
Nhiệm kỳ 2000 - 2005 Đại hội Đảng bộ lần thư tư đã bầu Ban chấp hành gồm 09 đ/c. Đ/c Vi Ngọc Khoa tiếp tục được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy; đ/c Lê Ngọc Giao Phó bí thư Trực Đảng; đ/c Lê Ngọc Giáp được bầu làm ủy viên Thường vụ Chủ tịch UBND xã.
Nhiệm kỳ 2005 - 2010 Đại Hội Đảng bộ xã Lần thứ năm đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đ/c. Đ/c Lê Ngọc Giáp được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đ/c Nguyễn Văn Sơn được bầu làm phó bí thư Đảng ủy chủ tịch UBND xã; đ/c Lê Ngọc Giao được bầu làm phó Bí thư trực đảng .
- Ngày 18/6/2009, BTV Huyện uỷ Như Xuân ban hành Quyết định số 518 -QĐ/HU, luân chuyển, điều động và chỉ định đ/c Lê Anh Tuấn tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Cát Tân Nhiệm kỳ 2005-2010.
Nhiệm kỳ 2010 - 2015 Đại hội Đảng bộ xã lần thứ sáu đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đ/c. Đ/c Lê Anh Tuấn được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đ/c Nguyễn Văn Sơn PBT chủ tịch UBND; đ/c Lê Ngọc Giao PBT Trực Đảng. Đến tháng 7/2010 đồng chí Lê Anh Tuấn được Ban Thường Vụ Huyện ủy điều động về Huyện công tác
- Ngày 13/7/2010 Ban Thường Vụ Huyện uỷ Như Xuân ban hành Quyết số 14 - QĐ/HU, luân chuyển và phân công đ/c Nguyễn Kim Sơn, Huyện ủy viên Bí thư Đảng ủy Thị Trấn Yên Cát đến nhận công tác tại Đảng bộ xã Cát Tân; tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ xã Cát Tân Nhiệm kỳ 2010-2015 kể từ ngày 16/7/2010.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đại hội Đảng bộ lần thứ bảy đã bầu Ban Chấp hành gồm 13 đ/c. Đ/c Nguyễn Kim Sơn tiếp tục được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy; đ/c Lê Ngọc Giao PBT trực Đảng; đ/c Nguyễn Văn Chiến PBT Chủ tịch UBND xã.
- Tháng 4/2017, Ban chấp hành bầu bổ sung đồng chí Cao Tiến Lê vào Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó bí thư trực Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 thay cho đ/c Lê Ngọc Giao chuyển công tác khác .
(Toàn cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm)
Đảng bộ xã Cát Tân được thành lập trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đây là một Nghị quyết hết sức quan trong đó là đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Tuy nhiên đối với Đảng bộ xã Cát Tân những năm đầu, và cả giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1999, thì đang gặp rất nhiều những khó khăn. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, chưa qua đào tạo về chuyên môn, về lý luận, chế độ phụ cấp thấp; cơ sở vật chất hạ tầng chưa có gì, trường học là những ngôi nhà tạm lợp tranh nứa, dựng phên, chỉ mới có trạm y tế được huyện hỗ trợ kinh phí xây nhà cấp 4 nhưng chưa hoàn chỉnh; còn văn phòng làm việc của cán bộ xã chưa có phải mượn nhà của dân để làm việc suốt từ năm 1989; đến năm 1995 Huyện mới có điều kiện hỗ trợ kinh phí để xã mua một căn nhà gỗ về dựng để lấy nơi làm việc, hội họp. Về kinh tế của xã là thuần nông, chỉ sản xuất nông nghiệp, và chăn nuôi. Tăng trưởng kinh tế hàng năm chỉ tăng từ 5% - 6%; năng suất cây lúa thấp, bình quân từ 120 kg đến 150 kg/sào/vụ, thu nhập bình quân đầu người về lương thực mới đạt 180 kg/người/năm, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa có các ngành nghề gì phát triển, tỷ lệ hộ nghèo là 90%.
Trước những khó khăn trên, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo xây dựng bộ máy cán cán bộ từng bước đi vào hoạt động ổn định. Qua các kỳ Đại hội Đảng bộ, xã đã ban hành nhiều Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tập trung khai thác mọi tiềm năng, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực đó là :
Về kinh tế - xã hội hằng năm phát triển đúng hướng, tốc độ tăng giá trị sản xuất luôn ở mức cao từ 5% năm 2000 lên 14% năm 2010, và đạt 17,1% năm 2018; sản xuất tiểu Thủ công nghiệp, xây dựng từ 10% năm 2005 lên 22,3% năm 2018; dịch vụ, thương mại, vận tải, và thu khác từ 2% năm 2001 đến năm 2018 đạt 34,7% . Tổng giá trị sản xuất từ 14,64 tỷ đồng năm 2010 lên lên 85,85 tỷ đồng năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng/người/năm năm 2005 lên 22,190 triệu đồng/người/năm 2018. Về sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm từ 880 tấn năm 2005 lên 1.400 tấn năm 2018, bình quân lương thực đầu người từ 280 kg năm 2005 lên 475 kg năm 2018.
Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống lúa có năng suất cao vào sản xuất, đồng thời áp dụng KHKT vào sản xuất, và chăn nuôi đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của Tỉnh về phát triển sản xuất cho nhân dân, và huyện Như Xuân cũng đã nghiên cứu và ban hành nhiều cơ chế chính sách để thúc đẩy nền nông nghiệp của Huyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn như, Nghị quyết số 07-NQ/HU về phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; Nghị quyết số 03 - NQ/HU về cải tạo vườn tạp, chính sách phát triển cây cam, đề án trồng rừng gỗ lớn ... và cũng từ các cơ chế chính sách của Nhà nước các cấp. Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Đất đai được khai thác triệt để để trồng mía, trồng sắn nguyên liệu, trồng cao su, trồng chè, trồng keo, và trồng các loại cây ăn quả như Cam, bưởi, ổi, Mít thái, na dai, chuối tiêu hồng, và một số cây dược liệu như Đinh lăng, Hoa hòe ...toàn xã hiện có 521 ha keo; 166 ha cây cao su; 12 ha chè; 78 ha sắn, và 29 ha cây ăn quả. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi cá được nhân dân quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hiện tại xã cũng đã xây dựng được 05 trang trại gồm 01 trang trại tổng hợp và 04 trang trại chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi gà, các ao hồ, đập được tân dụng để phát triển chăn nuôi cá đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Về xây dựng nông thôn mới: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, và của Huyện. Đảng ủy cũng đã ban hành các Nghị quyết, xây dựng đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện, qua tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy là một xã nằm trong chương trình 135 CP còn hết sức khó khăn, song với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân xã Cát Tân cũng đã thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng đó là: Đường giao thông trong xã phần lớn được đầu tư xây dựng cứng hóa, nhựa hóa, và bê tông hóa với 14,88 km đường liên xã, liên thôn, gần 5 km đường liên gia; 03 hồ, đập lớn được đầu tư nâng cấp; 2,5 km kênh mương nội đồng; xây dựng được 5,5km đường điện chiếu sáng công cộng; 07 cổng chào ở thôn và xã; xây dựng mới nhà công sở xã, nhà văn hóa, sân vận động thể thao xã; xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 05 nhà văn hóa thôn; xây dựng mới và tu sửa ở các trường học trong xã. Nhân dân đã hiến 1,9 ha đất, và 212 triệu đồng trị giá cây cối hoa màu để làm đường giao thông. Đến tháng 9/2019, toàn xã đạt 12/19 tiêu chí; có 2/5 thôn đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về sản xuất Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ đã có bước phát triển khá, từ những năm đầu khi mới được thành lập chưa có hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và kinh doanh dịch vụ nào, đến nay toàn xã đã có 12 ô tô tải; 07 ô tô con và 01 ô tô khách; 06 máy múc; 17 máy xay xát và cày bừa; 05 hộ làm dịch vụ cơ khí, sửa chữa, 23 hộ kinh doanh, và hình thành một số nhóm, tổ thợ xây dựng các công trình dân cư trong xã đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động trong thôn, trong xã .
Về văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, hoạt động thông tin truyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng từ hệ thống truyền thanh đến các hình thức khác như băng cờ, khẩu hiệu, pa nô, áp pích được thực hiện thường xuyên nhất là trong những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của địa phương. Phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao phát triển rộng khắp ở các thôn trong xã, truyền thống bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được phát huy, các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cơ quan văn hóa được quan tâm hơn về chất lượng. Hằng năm, có từ 70 - 75 % hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, có 3/5 thôn đạt văn hóa cấp huyện, 3/3 nhà trường đạt danh hiệu văn hóa cấp Huyện, cấp Tỉnh.
Công tác giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, và thường xuyên được quan tâm chăm lo xây dựng về chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường, thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, các nhà trường giữ phổ cập Mầm Non, phổ cập Tiểu Học đúng độ tuổi, và phổ cập THCS. Từ những ngôi trường tạm bợ, tranh tre, nứa lá, khi mới thành lập đến nay xã Cát Tân đã có 3/3 nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thường xuyên được quan tâm. Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tại trạm, đồng thời tư vấn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trạm y tế đã có Bác sỹ, tất cả các thôn đều có y tế thôn; xã đã được UBND Tỉnh tặng Bằng công nhận xã chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 và hiện nay, xã đang tập trung xây dựng cơ sở vật chất để trạm y tế sớm đạt được Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế .
Về công tác xã hội: Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững thường xuyên được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xã đã phối hợp với Trường trung tâm dạy nghề, và các ngành mở các lớp dạy nghề, hướng dẫn phát triển sản xuất và chăn nuôi, xây dựng và ban hành Nghị quyết về xuất khẩu lao động. Trong những năm qua, toàn xã đã có trên 1.100 lao động đi làm ở các công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hiện nay, có trên 60 lao động xuất khẩu đang làm việc ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ả Rập ... đây là một nguồn thu nhập lớn giúp các hộ gia đình có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, và xây dựng nhà cửa khang trang, đây cũng chính là điều kiện để công tác giảm nghèo của xã thật sự hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 90% năm 1989, đến năm 2010 xuống 75,15%, và giảm xuống còn 6,36% năm 2019. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người có công; Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương đã hỗ trợ xây dựng được 07 nhà tình nghĩa cho các đối tượng người có công; hằng năm, thăm hỏi, động viên tặng quà vào các dịp lễ,tết.
Về quốc phòng - an ninh: Thường xuyên được củng cố đủ về số lượng từng bước nâng cao về chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, SSCĐ, và nhiệm vụ tuyển quân hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được tăng cường, ANCT, TTATXH được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm chăm lo, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ từng bước được nâng lên, Đảng bộ luôn quan tâm và đề cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên luôn thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03 - CT/TW, Chỉ thị số 05 -CT/TW, của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện "Tự diễn biến" "Tự chuyển hóa"trong nội bộ, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự tin tưởng, đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và niềm tin trong nhân dân. Thường xuyên quan tâm, chú trọng công tác phát triển đảng viên mới cả về số lượng và chất lượng; duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận, quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi đưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; thực hiện nghiêm túc việc nhất thể hóa chức danh Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, và thực hiện kiêm nhiệm ở một số chức danh công chức, bán chuyên trách. Trải qua 30 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ khi mới thành lập chỉ có 04 chi bộ với 57 đảng viên đến nay, Đảng bộ xã đã có 09 chi bộ với 163 đảng viên; trình độ của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ được nâng lên rõ rệt cả về chuyên môn và về lý luận chính trị; đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã hiện nay đã có 79,16% có trình độ Đại học; 91,66% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, đã từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được giao.
Với những thành tích đã đã đạt được trong 30 năm xây dựng, phát triển. Đảng bộ và nhân dân xã Cát Tân rất vinh dự được Đảng, Nhà nước được tặng nhiều phần thưởng cao quý; xã có 02 bà mẹ được Truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các tập thể, cá nhân trong xã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy Chương, được thủ tướng chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng Bằng khen, Chủ tịch UBND Tỉnh tặng cờ đầu thi đua, và được Huyện tặng nhiều giấy khen.
Phát biểu tại buổi tọa đàm )
Một số hình ảnh về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Cát Tân
( Đ/C : Nguyễn Văn Chiến- PBT Đảng ủy -CT UBND xã Tặng đội bóng chuyền nữ đạt giải nhất)
( Đ/: Nguyễn Kim Sơn-HUV-BTĐU-CTHĐND xã tặng đội đạt giải nhất môn bóng chuyền Nam)
- thông báo niêm yết công khai thôn đủ điều kiện đề nghị tặng danh hiệu thôn văn hóa năm 2024
- Giải bóng chuyền chào mừng kỷ niệm ngày Doanh nhân; ngày thành lập Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Thanh niên; ngày Phụ nữ Việt Nam; hướng tới ngày thành lập hội cựu chiến binh Việt Nam
- CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO HUYỆN, LÃNH ĐẠO XÃ DỰ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024 -2025
- XÃ CÁT TÂN TỔ CHỨC TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-20/11/2023)
- Hội thi cán bộ, hội viên làm khuyến học giỏi xã Cát Tân năm 2023.
- Thác Đồng Quan: Điểm đến hấp dẫn
- XÃ CÁT TÂN TỔ CHỨC LỄ PHÁT ĐỘNG TUÂN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI VÀ KHAI GIẢNG TTHTCĐ NĂM HỌC 2022-2023
- XÃ CÁT TÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN TỔ CHỨC TIÊM PHÒNG VACCINE PHÒNG DỊCH COVID-19 CHO NHÂN DÂN
- Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/HU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về nâng cao chất lượng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", huyện Như Xuân, giai đoạn 2021-2025
- XÃ CÁT TÂN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI TDTT LẦN THỨ III NĂM 2021
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289